Quần đảo Cát Bà trước cơ hội trở thành di sản thiên nhiên thế giới

(08/01/2013)


Quần đảo Cát Bà trước cơ hội trở thành di sản thiên nhiên thế giới

(HP) UNESCO xem xét và có văn bản góp ý lần thứ nhất cho hồ sơ công nhận quần đảo Cát Bà là di sản thiên nhiên thế giới. Để bảo đảm tiến độ xét duyệt, các cơ quan hữu quan và thành phố Hải Phòng đang khẩn trương chỉnh sửa, hoàn thành và gửi hồ sơ trở lại UNESCO trước 6 giờ ngày 1-2-2013. Việc UNESCO góp ý vào hồ sơ là bước đi cần thiết, đúng lộ trình, là cơ sở để tổ chức này tiến hành các bước thẩm định trong năm 2013, xét công nhận quần đảo Cát Bà là di sản thiên nhiên thế giới trong thời gian sớm nhất.

Tôn vinh giá trị đa dạng sinh học

Hồ sơ trình UNSCO công nhận quần đảo Cát Bà là di sản thiên nhiên thế giới chứng minh giá trị toàn cầu về đa dạng sinh học quý hiếm, đáp ứng các tiêu chí của Công ước Di sản thế giới. Đây cũng là điểm khác biệt so với vịnh Hạ Long và là cơ sở quan trọng để UNESCO xem xét, công nhận di sản thế giới cho quần đảo Cát Bà. Lý giải cho đặc trưng này, các nhà khoa học chỉ ra ranh giới di sản quần đảo Cát Bà không bao gồm phần diện tích vịnh Hạ Long là do trong quá trình lịch sử phát triển, giữa quần đảo Cát Bà và Hạ Long tuy tương đồng về mặt địa lý, nhưng lại bị ngăn cản bởi rào chắn sinh thái. Đó là các lạch và vịnh Lan Hạ có độ sâu nhất đến 39m. Chính khối nước sâu và rộng đã ngăn trở các giá trị nổi bật toàn cầu như Voọc đầu trắng không thể di cư sang sống ở vịnh Hạ Long. Hơn thế, các đảo ở vịnh Hạ Long thường có diện tích nhỏ nên không đủ điều kiện hình thành hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới trên đảo đá vôi rộng hơn 100km2 như quần đảo Cát Bà. Mặt khác, quần đảo Cát Bà nằm tách rời khỏi lục địa nên bảo đảm sự an toàn sinh thái cũng như tránh được sự xâm hại của các loài từ lục địa.

Phó giám đốc Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch Hải Phòng Nguyễn Anh Tuân cho rằng, lý do để UNESCO xem xét công nhận di sản thiên nhiên thế giới quần đảo Cát Bà chính là vì những giá trị nổi bật, giá trị toàn cầu về hai tiêu chí là hệ sinh thái nhiệt đới và đa dạng sinh học trên của quần đảo Cát Bà. Theo đó, quần đảo Cát Bà là mẫu hình tốt nhất về tập trung cao của các hệ sinh thái nhiệt đới, cận nhiệt đới điển hình vượt trội so với các khu vực khác của châu Á. Đó là hệ sinh thái đảo đá vôi điển hình lớn nhất vùng châu Á, rừng mưa nhiệt đới nguyên sinh rộng lớn trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn san hô, vùng triều, hồ nước mặn. Do quần đảo nằm cách biệt đất liền, nên trong quá trình hàng nghìn năm lịch sử vẫn bảo tồn và phát triển các loài  đặc hữu, quý hiếm có giá trị toàn cầu. Trong đó, với 76 loài trong danh mục của sách đỏ IUCN và 21 loài đặc hữu. Đặc biệt, loài Voọc Đầu trắng Cát Bà được đưa vào danh sách 1 trong số 25 loài linh trưởng bị đe dọa cao nhất thế giới, cần bảo vệ  khẩn cấp và là loài có giá trị bảo tồn ngoại hạng toàn cầu. Vì vậy, hồ sơ đệ trình UNESCO khẳng định: quần đảo Cát Bà xứng đáng được đề nghị công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới về đa dạng sinh học.

 

Cát Bà - Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Cát Bà - Khu dự trữ sinh quyển thế giới.

 

Trách nhiệm bảo vệ di sản

Để quần đảo Cát Bà được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, đặc biệt là bảo vệ giá trị nổi bật toàn cầu cũng như tính toàn vẹn của di sản cần một chiến lược, kế hoạch tổng thể. Trong những năm tới, hoạt động bảo tồn phải được đặc biệt chú trọng gắn với việc quản lý, giám sát chặt chẽ, tránh tác động xấu từ các hoạt động kinh tế- xã hội. Cùng với đó là nhiệm vụ giáo dục ý thức cộng đồng, thu hút người dân cùng tham gia quản lý và bảo vệ di sản.

Theo Giám đốc Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch Đoàn Duy Linh, cần có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn các nhân tố tác động tới di sản quần đảo Cát Bà. Đó là thực trạng thu hẹp diện tích các loại rừng ngập mặn do chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cũng như nguy cơ từ áp lực dân số, săn bắt, khai thác trái phép động vật hoang dã. Yếu tố đáng lo ngại khác là tình trạng nuôi trồng thủy sản không tuân thủ quy hoạch khoa học, trong đó nuôi cá lồng bè, tu hài  gây ô nhiễm môi trường nước. Không những thế, việc nuôi tu hài còn làm mất đi cảnh quan thiên nhiên và hệ sinh thái rạn san hô do tình trạng khai thác các bãi cát biển, tác động trực tiếp đến các rạn san hô. Mặt khác, sự tập trung của tàu thuyền tại cảng cá và tình trạng xả rác, nước thải, nước la canh từ các tàu gây ô nhiễm dầu, ô nhiễm sinh hoạt cục bộ cho vịnh Cát Bà. Bên cạnh đó là nguy cơ khai thác quá mức và khai thác hủy diệt nguồn thủy sản, làm suy giảm đa dạng sinh học, đặc biệt là nguồn giống.

Quần đảo Cát Bà được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới sẽ đem lại giá trị to lớn nhiều mặt, là niềm tự hào của người dân Hải Phòng và cả nước. Nhưng khi đó, những yêu cầu và trách nhiệm bảo vệ di sản để giữ được danh hiệu trên là thách thứckhông nhỏ cần sự ý thức, nỗ lực của các cấp, ngành và mỗi người dân.

Di sản quần đảo Cát Bà chia làm 4 vùng, gồm: vùng 1 là toàn bộ diện tích 650 ha rừng ngập mặn, 965 ha đảo và vùng nước bao quanh; vùng 2 là khu vực trung tâm di sản, chiếm phần lớn diện tích Khu dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà; vùng 3 gồm toàn bộ vùng biển từ Cát Bà đến Hòn Chén thuộc quần đảo Long Châu; vùng 4 là quần đảo Long Châu với 22 đảo nhỏ và vùng nước bao quanh đến độ sâu 27m nước (ranh giới có san hô phân bố, trong đó có các rạn san hô tương đối tốt)


Nguồn:Nhà hàng Đền Hùng - Budapest

Quay lại
In trang
Lưu về máy
Gửi bạn bè
Tin khác
Mr Tuấn: 0987192222
Mrs Linh: 0909758682
0902115922
info@sinhthaidenhung.com
sinh thai den hung sinh thai den hung
sinh thai den hung
Bản quyền © 2010 thuộc  KHU DU LỊCH SINH THÁI ĐỀN HÙNG BUDAPEST

Tổ 1- Khu 1- Vân Phú - Việt Trì - Phú Thọ

Tel: 0164.223.2222 - 0902.115.922

Email: info@sinhthaidenhung.com
Thống kê truy cập

5 người online.

Số người truy cập: 1

Thiết kế và phát triển bởi  GSS